Tình huống: bên em ký hợp đồng làm đại lý cung cấp sản phẩm/dịch vụ phần mềm cho đối tác. Với mỗi gói sản phẩm bán được sẽ được hưởng hoa hồng đại lý trên doanh thu phát sinh. Các sản phẩm/dịch vụ phần mềm này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Căn cứ theo quy định tại điểm e) khoản 7 điều 5 Thông tư 219/2013 quy định trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau: " e) doanh thu hàng hóa , dịch vụ và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động đại lý bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT".
Vậy bên em xác định doanh thu hoa hồng đại lý mà bên em nhận được thuộc đối tượng KKKNT có đúng k ạ? Và có công văn nào trả lời rõ hơn TH này k ạ?
Trả lời: Chào bạn, trích dẫn của bạn tại thông tư 219/2013 là chuẩn xác rồi ạ. Tuy nhiên mình cần xem xét thêm HHDV mà bên mình đang môi giới cho đối tác có thuộc đối tượng không chịu thuế theo diện sản phẩm phần mềm, dịch vụ phần mềm hay không.
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP về hoạt động công nghiệp phần mềm như sau:
Hoạt động công nghiệp phần mềm
1. Hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.
2. Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:
a) Phần mềm hệ thống;
b) Phần mềm ứng dụng;
c) Phần mềm tiện ích;
d) Phần mềm công cụ,
đ) Các phần mềm khác.
3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
c) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;
g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
i) Các dịch vụ phần mềm khác.
Theo quy định trên, hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm.
Có những loại sản phẩm phần mềm sau:
- Phần mềm hệ thống.
- Phần mềm ứng dụng.
- Phần mềm tiện ích.
- Phần mềm công cụ.
- Các phần mềm khác.
Dịch vụ phần mềm là gì? Có các loại dịch vụ phần mềm nào?
Theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP: Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.
Trong đó, phần mềm là chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định. (Khoản 12 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin 2006)
Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.